PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM THÀNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM XUYÊN
Video hướng dẫn Đăng nhập

 Tổ 4-5 trường Tiểu học Kim Xuyên triển khai chuyên đề chuyên sâu: “ Dạy học Tiếng Việt lớp 5 theo hướng tiếp cận phương pháp dạy học ở lớp 6’’.

Lớp 5 là lớp cuối cấp và có vị trí đặc biệt quan trọng ở cấp Tiểu học. Hết lớp 5, các em sẽ chuyển sang cấp học mới với những thay đổi mới về nội dung và phương pháp học tập. Đặc biệt đối với học sinh năm học 2023 - 2024 là những học sinh thực hiện chuyển giao giữa Chương trình GDPT 2006 và Chương trình GDPT 2018 sẽ gặp không ít khó khăn về cách tiếp cận chương trình, nội dung, phương pháp học tập.

Ngày 16/1/2024, Tổ 4-5, trường Tiểu học Kim Xuyên tiến hành triển khai chuyên đề: “ Dạy học Tiếng Việt lớp 5 theo hướng tiếp cận phương pháp dạy học ở lớp 6’’.

Chuyên đề được triển khai theo tiến trình sau:

- Toàn tổ thảo luận, chọn nội dung làm chuyên đề chuyên sâu.

- Phân công giáo viên viết lí thuyết chuyên đề (đ/c Phạm Thị Minh Thanh); giáo viên dạy thực nghiệm (đ/c Tạ Thị Thoa)

- Các đồng chí giáo viên trong tổ nghiên cứu, thảo luận, đưa ra các biện pháp, giải pháp thực hiện; góp ý, bổ sung cho phần lí thuyết chuyên đề; cùng tham gia soạn bài dạy thực nghiệm; dự giờ và nhận xét, góp ý sau giờ dạy.

- Áp dụng soạn dạy thực hành theo chuyên đề: Mỗi đ/c giáo viên dạy lớp 5 soạn - dạy một tiết Tiếng Việt lớp 5 trong tuần 21, 22 theo hướng tiếp cận phương pháp dạy học ở lớp 6.

- Tổng kết chuyên đề; rút ra bài học sau chuyên đề

Chuyên đề được thực hiện đúng kế hoạch.

Ngày 22/2/2024, đ/c tổ trưởng tổ chức tổng kết chuyên đề và nhấn mạnh các giải pháp đã thực hiện trong Báo cáo lí thuyết chuyên đề:

1.Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 thích ứng kịp thời khi lên lớp 6

- Chuẩn bị cho HS về mặt tâm lý

- Chuẩn bị về mặt kiến thức

- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng  tích cực (dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động cho HS), chú trọng việc khắc sâu nội dung kiến thức trọng tâm cùng với việc rèn luyện cho học sinh thói quen, cách ghi bàihướng dẫn tự học.

2. Giải pháp cụ thể ở từng phân môn

2.1. Luyện từ và câu

2.1.1. Dạng bài mở rộng vốn từ  và  tổng kết vốn từ

Đây là dạng bài nhằm cung cấp, mở rộng, hệ thống hoá vốn từ ngữ theo từng chủ điểm. Ngoài việc hướng dẫn HS tự làm các bài tập, GV cần khắc sâu và cho các em ghi lại nghĩa của một số từ ngữ tiêu biểu hoặc cách sử dụng từ hay một kết luận quan trọng sau mỗi bài tập.

Ví dụ:

Khi dạy bài Mở rộng vốn từ Hoà bình (TV5), sau bài tập 1, GV có thể cho HS ghi lại nghĩa của từ "hoà bình" để các em hiểu rồi vận dụng làm các bài tập sau.

Khi dạy bài Tổng kết vốn từ (TV5- tập 1- tr59), sau khi cho HS làm bài tập 2 (đọc bài văn: Chữ nghĩa trong văn miêu tả) và bài tập 3 (đặt câu miêu tả một dòng sông đang chảy, miêu tả đôi mắt của một em bé, miêu tả dáng đi của một người), GV chốt lại và cho HS ghi: Khi miêu tả, người ta thường dùng so sánh và nhân hoá.

2.1.2. Dạng bài dạy kiến thức mới về từ và câu

Mỗi bài ở dạng này thường gồm 3 phần: nhận xét, ghi nhớ và luyện tập.

Trước khi dạy, GV cần giao nhiệm vụ cho HS nghiên cứu ngữ liệu và trả lời trước các câu hỏi trong SGK. Khi dạy, GV tổ chức, hướng dẫn các em tìm hiểu, phân tích ngữ liệu, rút ra những điểm cần ghi nhớ về kiến thức. Sau đó, GV chốt lại một cách ngắn gọn nhất rồi vừa nói chậm, vừa ghi lên bảng và cho HS tự ghi ý chính đó vào vở.

Cuối mỗi bài, dành thời gian hướng dẫn tự học ở nhà với các yêu cầu cụ thể  như học ghi nhớ, xem lại các bài tập đã làm hoặc hoàn thành các bài tập, chuẩn bị bài sau…

Ví dụ : Khi dạy bài Câu ghép, sau phần nhận xét và rút ra ghi nhớ như SGK, GV chốt lại ngắn gọn : Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại, mỗi vế có cấu tạo như một câu đơn. HS tự ghi ý này vào vở.

2.2. Phân môn Tập đọc

Ngoài việc tổ chức dạy học theo tiến trình như trước, trong mỗi bài, sau phần hướng dẫn tìm hiểu bài hoặc phần củng cố, GV cần cho HS tự ghi lại nội dung hay ý nghĩa bài tập đọc (hoặc ý các đoạn). Cuối mỗi tiết, HS cũng cần nắm được nhiệm vụ tự học ở nhà: luyện đọc bài đã học, đọc và tự trả lời câu hỏi bài sau. Để kiểm tra việc tự học của HS, GV cũng có thể yêu cầu HS ghi lại thật ngắn gọn 1- 2 câu trả lời (bài sau) theo ý hiểu của các em vào vở chuẩn bị bài (soạn văn). Trong giờ học cũng như khi hướng dẫn tự học, GV khuyến khích các em tự phát hiện dàn ý của bài, biết tóm tắt đoạn và hiểu ý nghĩa của bài, tìm các từ gợi tả, các câu văn hay, câu văn sử dụng so sánh, nhân hoá…. (dạy tích hợp cả từ và câu).

2.3. Phân môn Chính tả

Trong từng bài, học sinh tự học bằng cách tự phát hiện từ khó, tự phân biệt chính tả, tự phát hiện ra lỗi chính tả của mình và tự chữa lỗi…GV cũng có thể thay đổi tiến trình giờ dạy: cho HS luyện viết từ khó rồi viết bài hoặc cho HS viết bài trước sau đó phát hiện lỗi rồi phân biệt chính tả để rút kinh nghiệm. Ngoài ra, GV khuyến khích HS nêu các thắc mắc về chính tả. Làm như vậy để tạo cho HS ý thức thói quen viết đúng chính tả.

      Trong chương trình học kì II của năm học chuyển từ nghe - viết thành nghe - ghi: HS đọc bài chính tả - GV đặt câu hỏi dẫn dắt để HS nêu được  những hiện tượng chính tả có trong đoạn bài, HS thâu tóm được nội dung, nghệ thuật của đoạn bài cần viết – HS tự nghe và ghi lại nội dung chính (HS có thể thêm bớt từ những vẫn phải đảm bảo được nội dung đoạn bài cần viết)

2.4. Phân môn Tập làm văn

Phân môn TLV có nhiều dạng bài. Tuỳ theo từng bài, GV có thể cho HS ghi hoặc không ghi nội dung bài. Điều quan trọng là hướng dẫn HS tự chuẩn bị bài, nhất là các bài quan sát, lập dàn ý. GV nên hướng dẫn cho các em cách quan sát, cần quan sát những gì, lưu ý các em cần xác định đúng yêu cầu trọng tâm của đề bài để quan sát đúng đối tượng miêu tả. Khi quan sát cần chú ý sử dụng các giác quan để cảm nhận, cần lựa chọn những đặc điểm nổi bật, sử dụng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả, sử dụng nhân hoá, so sánh hay liên tưởng …. Sau đó ghi vào vở chuẩn bị những điều đã quan sát được để có ý chính chuẩn bị cho bước lập dàn ý tại lớp. Làm như vậy sẽ giúp các em không những làm tốt các bài văn ở lớp 5 mà còn giúp các em chủ động hơn khi học tập làm văn ở lớp 6 (vì các bước làm một bài văn ở lớp 5 cũng giống như ở lớp 6: tìm hiểu đề, quan sát và tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn, diễn đạt, đọc lại bài văn đã viết).

Dạy cho HS biết cách làm bài là điều cốt yếu song GV cũng phải giúp các em nhận ra những hạn chế sau mỗi bài làm. HS phải tự biết và sửa lại những câu sai hay các từ ngữ dùng chưa đúng.

* Bài học sau chuyên đề:

Để Dạy học Tiếng Việt lớp 5 theo hướng tiếp cận PPDH ở lớp 6, giáo viên cần:

 - Có nhận thức đúng đắn về việc đổi mới PPDH, các kĩ thuật dạy học tích cực

- Chú trọng đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh

- Nắm được đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 5 và hiểu được đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 6 để từ đó có PPDH phù hợp

- Sử dụng các PP, kĩ thuật dạy học tích cực sẽ tạo sự chủ động cho học sinh, phát triển cho học sinh các năng lực hợp tác, năng lực tự học,, … tạo điều kiện để các em tiếp cận với cách học, nội dung chương trình của lớp 6 một cách tự tin.

 Định hướng sau chuyên đề: Giáo viên khối 5 áp dụng chuyên đề vào thực tế giảng dạy; không những chỉ áp dụng ở môn Tiếng Việt  mà có thể có thể áp dụng ở tất cả các môn học khác trong chương trình lớp 5.

Định hướng sau chuyên đề: Giáo viên khối 5 áp dụng chuyên đề vào thực tế giảng dạy; không những chỉ áp dụng ở môn Tiếng Việt  mà có thể có thể áp dụng ở tất cả các môn học khác trong chương trình lớp 5.

Sau đây là một số hình ảnh tiết dạy thực nghiệm của đ/c Tạ Thị Thoa tại lớp 5B1. 

Nguồn Tổ 4,5


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến! Đối với tất cả các quốc gia trên thế giới biển đảo và thềm lục địa chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Trong lịch sử dựng n ... Cập nhật lúc : 9 giờ 39 phút - Ngày 4 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Như chúng ta đã biết. Thời tiết đông xuân lạnh ẩm, không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truy ... Cập nhật lúc : 21 giờ 4 phút - Ngày 3 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Ngày 16/1/2024, Tổ 4-5, trường Tiểu học Kim Xuyên tiến hành triển khai chuyên đề: “ Dạy học Tiếng Việt lớp 5 theo hướng tiếp cận phương pháp dạy học ở lớp 6’’. ... Cập nhật lúc : 16 giờ 28 phút - Ngày 23 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Sáng 30/01/2024, tại Nhà đa năng trường Tiểu học Kim Anh đã diễn ra Hội nghị chuyên đề: "Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong chương trình GDPT 2018". ... Cập nhật lúc : 9 giờ 22 phút - Ngày 21 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Với mục đích giúp các em học sinh tìm hiểu ý nghĩa, phong tục tập quán về ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, tạo ra một ngôi trường hạnh phúc với môi trường giáo dục lành mạnh thân thi ... Cập nhật lúc : 9 giờ 51 phút - Ngày 21 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Khi những cơn mưa phùn xuất hiện, khi cái khí lạnh buốt căm căm của mùa đông đã bớt đi, ấy là lúc mùa xuân xinh đẹp đã về. Xuân về, trăm hoa khoe sắc tỏa hương, cây cối đâm chồi nảy ... Cập nhật lúc : 8 giờ 52 phút - Ngày 19 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Lớp học hạnh phúc là “tế bào” của trường học hạnh phúc. Làm thế nào để xây dựng lớp học hạnh phúc vì các con học sinh thân yêu? – Đó là câu hỏi mà mỗi cán bộ, giáo viên của nhà trường đều t ... Cập nhật lúc : 6 giờ 59 phút - Ngày 3 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến! Ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta vô cùng phong phú và đa dạng. Ngoài ngôn ngữ tiếng Việt chính, trong tiếng Việt còn có một số từ Hán ... Cập nhật lúc : 9 giờ 40 phút - Ngày 22 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Nhằm giúp các em học sinh hiểu được ý nghĩa to lớn của ngày 22-12, đồng thời hình thành và phát triển cho học sinh lòng yêu nước, tự hào về truyền thống quý báu của dân tộc, Liên đội trường ... Cập nhật lúc : 7 giờ 0 phút - Ngày 3 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện Kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2023 -2024 của nhà trường, đồng thời thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, khuyến khích phong trà ... Cập nhật lúc : 9 giờ 56 phút - Ngày 16 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
12345678910111213141516171819
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Kế hoạch thi GVG cấp trường năm học 2023 - 2024
Thông báo công khai các khoản thu năm học 2023 - 2024
Kế hoạch tổ chức Hội nghị viên chức năm học 2023 - 2024
Thông tư ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024
Kế hoạch tổ chức hoạt động ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2, năm 2023
Kế hoạch phòng dịch Covid 19
Bài tuyên truyền về phòng chống bệnh cảm cúm
Bài tuyên truyền về ATTP qua PT ăn quà vặt
Kế hoạch chọn SGK năm 2023 - 2024
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU CHỈNH MỨC SINH PHÙ HỢP TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM XUYÊN ĐẾN NĂM 2030
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM XUYÊN TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID 19
Kế hoạch - Tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2020
Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019
Quy chế dân chủ năm học 2018 - 2019
12